Từ San San mới là con dâu hoàn hảo trong lòng bà ấy, còn tôi – kẻ thế thân giả mạo – chỉ khiến bà thấy mất mặt.
Ban đầu một lòng một dạ muốn đuổi tôi đi.
Về sau đuổi không được thì ngày nào cũng soi mói, lúc thì chê tôi nấu ăn mặn, không tốt cho sức khỏe.
Lúc lại trách tôi giặt quần áo không dùng hương liệu thiên nhiên khiến con bà ấy bị dị ứng.
Tóm lại, tôi là “mẹ hầu” của Lâm Việt, còn bà ấy là mẹ ruột của anh.
Mẹ ruột cảm thấy “mẹ hầu” hầu hạ chưa đủ tốt, hận không thể tự tay vào thay.
Mỗi lần về nhà lớn, tôi chẳng khác gì người làm.
Cái nhà to như vậy, tôi ăn hai quả mận khô thôi cũng phải nhìn sắc mặt của bà ấy.
Nói là hà tiện thì không đúng, phải gọi là “tẩy não”, là kiểu thao túng tâm lý: ra sức hạ thấp phẩm giá của bạn, khiến bạn luôn cảm thấy mình không xứng đáng.
Giờ đây, bà Lâm lại thân mật khoác tay tôi, kéo tôi sang một bên.
Thì ra tìm tôi gấp như vậy là vì Lâm Việt đã giới thiệu với bà ấy về công nghệ sinh học của công ty tôi.
Bà Lâm đã ngoài năm mươi, nên càng khao khát việc làm chậm quá trình lão hóa.
“Đối tượng khách hàng chính của bên cháu là giới trẻ có giá trị tài sản ròng cao…”
Vì người trẻ thì ít nguy cơ gặp rủi ro hơn.
“Nhưng cháu là bạn tốt của Lâm Việt, nếu bác có nhu cầu thì cháu nhất định sẽ cố gắng đáp ứng.”
Tiền đưa tới tận tay thì tội gì không kiếm.
“Chỉ là cháu không thể đảm bảo hiệu quả thần kỳ, việc dưỡng sinh hằng ngày cũng không thể thay thế được điều trị y tế.”
Bình thường thì chăm sóc nhẹ nhàng, nếu có chuyện gì thì lập tức đưa vào viện, tiện thể mua thêm vài gói bảo hiểm cho chắc.
Trong đầu tôi đã hình thành xong bộ kế hoạch tùy chỉnh.
Bà Lâm hồ hởi nói: “Không sao, bác muốn thử xem sao.”
Thế thì tôi còn nói gì được nữa? Tất nhiên là rơm rớm nước mắt mà ký hợp đồng thôi.
Vì bà ấy lớn tuổi nên tôi còn tăng gấp đôi giá, một năm kiếm được bốn triệu tệ.
Quên không nói, trong nguyên tác, Đường Tâm Nhu không chỉ hầu hạ Lâm Việt mà còn phục vụ cả mẹ anh, nấu nướng hết món này đến món khác, mỗi lần thăm nom còn phải mang theo đủ thứ đồ dưỡng sinh.
Kết quả là, điều kiện bà mẹ đưa ra là: không được lên lầu hai.
Trong căn nhà lớn ấy có phòng trống dành riêng cho Từ San San, còn Đường Tâm Nhu thì ngay cả một đêm cũng không được ngủ lại.
Lần đầu họ đón giao thừa cùng nhau, Đường Tâm Nhu ở trong bếp bận rộn đến tận nửa đêm, cuối cùng mẹ anh nói với Lâm Việt rằng bà ấy đã ngủ, bảo cô ấy dọn dẹp xong thì về đi.
Cô ấy bước đi trong tiếng chuông giao thừa, cô độc giữa trời tuyết trắng xóa.
…
Tối hôm đó, bà Lâm mời tôi ở lại, tôi theo bà ấy lên lầu, nhìn quanh tầng hai mà mọi người vẫn đồn đại.
“Thế nào, căn phòng này là chuẩn bị riêng cho cháu đấy.”
Tôi cẩn thận quan sát từng chút, cho đến khi vị quý bà ấy bắt đầu thấy căng thẳng: “…Thôi, cháu nghĩ cháu cứ về thì hơn.”
Tôi thất vọng xách túi quay đầu bỏ đi.
Khuôn mặt người phụ nữ lập tức tái mét — tôi không hài lòng với căn phòng bà ấy chuẩn bị, cảm thấy nó không xứng với tôi.
Mà cả đời này cũng sẽ không nói cho bà ấy biết tôi không hài lòng ở điểm nào.
Để đối phương phải dè dặt, nơm nớp mà đoán, giống như Đường Tâm Nhu trong nguyên tác đã từng nín nhịn đoán ý bà ấy như thế nào.
9.
Một thời gian sau, mẹ của Lâm Việt lại đến tìm tôi.
Tôi bảo thư ký: “Cứ nói tôi đang họp, dẫn bác ấy đến phòng khách ngồi chờ.”
“Vâng, tổng giám đốc Đường.”
Tôi cũng không có ác ý gì, chỉ là muốn để bà ấy chờ một chút thôi.
Không muốn bà ấy vừa gọi là tôi lại chạy tới như con chó, trong nguyên tác thì những tình tiết liên quan đến người phụ nữ này toàn là máu chó.
You cannot copy content of this page
Bình luận