Thục phi nghe xong, phì cười một tiếng, rồi nhẹ nhàng nói: “Chuyện đó ta thật sự có đấy!”
Ta lập tức ném cho nàng ấy một ánh mắt khinh bỉ: “Lấy ra xem đi! Bằng không, ta sẽ tội ngươi một điều là bất kính với Hoàng hậu!”
Thục phi trừng mắt liếc ta, hừ lạnh: “Tốt thôi! Vậy sau này có chuyện gì xảy ra, đừng có khóc lóc đến tìm ta đòi kế sách.”
Ta giật mình run rẩy, vội vàng nhún nhường.
Thục phi xưa nay vẫn là nữ Gia Cát Lượng của ta, không có nàng ấy bày mưu tính kế, làm sao sống nổi trong cung đây?
Ta vội vàng hạ giọng, mềm mỏng nói: “Ôi, A Nhiêu tốt của ta, là bản cung sai rồi, nàng đừng để bụng nhé! Nhưng mà… nói thật, mấy quyển sách đó nàng có thể đưa ta xem thử được không?”
Thục phi bật cười, ánh mắt nhìn ta đầy vẻ bất đắc dĩ nhưng cũng mang theo mấy phần trêu chọc.
Chớp mắt đã đến tiết Trung thu, ta mở tiệc trong cung, mời các phi tần cùng hoàng thân quốc thích đến dự.
Trong yến tiệc, tiếng đàn sáo vang lên không dứt, rượu được rót qua ba tuần, tiểu Hoàng đế đã có chút say khướt, vui vẻ ngồi xem các vũ cơ múa hát.
Vẻ mặt hệt như lời Thục phi nói, chẳng khác gì “đứa con ngốc nhà phú ông.”
Khi vũ cơ lui xuống, bên ngoài đại điện bỗng vang lên một khúc cổ cầm, tiếng đàn du dương tựa như tiên nhạc vọng xuống trần gian.
Ánh mắt của mọi người đồng loạt đổ dồn về phía cửa điện, chỉ thấy một mỹ nhân áo xanh chậm rãi bước tới, miệng ngâm nga: “Quân bất kiến, Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi.”
“Quân bất kiến, cao đường minh kính bi bạch phát, triêu như thanh ty mộ thành tuyết.” (*)
“…”
(*) Thuộc về bài thơ “Thương Tiến Tửu” của Lý Bạch.
Bài thơ vừa ngâm xong, trong điện vang lên những tiếng thán phục.
Nhị Hoàng thúc vỗ tay cười lớn, khen ngợi: “Mỹ nhân ngâm thơ khí thế hào hùng, thật là tuyệt diệu, tuyệt diệu!”
Mỹ nhân áo xanh tháo khăn che mặt, lộ ra một dung nhan tuyệt sắc khuynh thành, hóa ra chính là Lý Mỹ nhân.
Nàng ta nhẹ nhàng nói: “Đa tạ Vương gia đã khen ngợi, chỉ là chút tài mọn, không đáng nhắc tới.”
Nói rồi, nàng ta xoay người nhìn về phía Hiền phi: “Thiếp nghe nói tỷ tỷ là bậc tài nữ, hôm nay tiết Trung thu, cớ sao không cùng thiếp dâng một màn tài nghệ giúp vui?”
Ta đưa tay che mặt, thầm thở dài.
Hiền phi ngoại trừ giọng nói lớn thì chẳng có tài cán gì cả, để nàng ấy lên biểu diễn chẳng khác nào tự rước lấy nhục nhã.
Nghĩ kỹ lại, chẳng lẽ Lý Mỹ nhân vẫn còn nhớ mối hận lần trước bị Hiền phi mắng mỏ?
Không ổn, ta phải nghĩ cách giúp Hiền phi thoát khỏi tình huống khó xử này.
Vội vàng lên tiếng trước: “Lý Mỹ nhân, bài thơ ngươi vừa ngâm quả thật làm người nghe phải xúc động. Nhưng bản cung có điều không hiểu, xin hỏi bài thơ ấy là của ai vậy?”
Lý Mỹ nhân liền rời khỏi chỗ đứng gần Hiền phi, tiến đến trước mặt ta, cúi đầu đáp: “Khởi bẩm Hoàng hậu nương nương, bài thơ này là do chính thần thiếp sáng tác.”
Ta tiếp tục hỏi, vẻ mặt nghiêm túc: “Chỉ là có một điều bản cung không rõ, vậy ‘Sầm Phu Tử ‘Đan Khâu Sinh’ trong thơ là ai vậy?”
Nàng ta dường như bị câu hỏi của ta làm cho bối rối, ấp a ấp úng đáp: “Bọn họ… bọn họ là bạn của thần thiếp…”
Ta mỉm cười, giọng điệu đầy vẻ trêu chọc: “Ồ, vậy sao?”
“Nếu thế thì chắc hẳn bài thơ này có một câu chuyện đằng sau rồi. Chi bằng Lý Mỹ nhân kể lại cho mọi người cùng nghe, để bữa tiệc thêm phần náo nhiệt.”
Tiểu Hoàng đế nghe nói có chuyện hay, vỗ tay cười lớn: “Hay lắm! Mau kể đi, kể đi! Trẫm muốn nghe chuyện!”
Sắc mặt Lý Mỹ nhân lúc này đỏ bừng, trắng nhợt, trông vô cùng khó coi.
Quả nhiên không nằm ngoài dự đoán của ta, bài thơ này căn bản không phải nàng ta sáng tác.
Một bài thơ hào sảng như vậy, khí phách phóng khoáng, người làm ra chắc chắn phải là bậc đại nhân đại nghĩa, lạc quan tiêu sái.
Còn tâm tư hẹp hòi như Lý Mỹ nhân, sao có thể làm được bài thơ như thế?
You cannot copy content of this page
Bình luận