Chương 1.1: Bị ném vào trong biển
29/04/2025
Chương 1.2: Trọng sinh
29/04/2025
Chương 2: Tương ngộ
29/04/2025
Chương 3: Thuật Giám Định
29/04/2025
Chương 4: Thôn Hải Câu
29/04/2025
Chương 5: Hải Đản
29/04/2025
Chương 6: Đỉnh núi thạch động
29/04/2025
Chương 7: Người nghèo nên phải tự cố gắng
29/04/2025
Chương 8: Tôm tích hiến tế
29/04/2025
Chương 9: Cơm chiều
29/04/2025
Chương 10: Tụ bọt nước
29/04/2025
Chương 11: Qua đi
29/04/2025
Chương 12: Quay về Địa Cầu
29/04/2025
Chương 13: Nghi vấn
29/04/2025
Chương 14: Giải thích và công khai
29/04/2025
Chương 15: Mua nhà, trừ nợ
29/04/2025
Chương 16: Kết cục của lão Vương
29/04/2025
Chương 17: Kẻ viếng thăm
30/04/2025
Chương 18: Dược tính của bùn biển
01/05/2025
Chương 19: Thăng cấp
01/05/2025
Chương 20: Hiệu quả của bùn Hải Đậu Giá
01/05/2025
Chương 21: Không có lợi thì không dậy sớm
01/05/2025
Chương 22: Kiến tạo hoả diêu
02/05/2025
Chương 23: Thiêu vôi cùng rắn độc
03/05/2025
Chương 24.1: Phiêu dạt (1)
04/05/2025
Chương 24.2: Phiêu dạt (2)
04/05/2025
Chương 25: Sa Ngư, thạch cao và kẻ thần bí
04/05/2025
Chương 26.1: Khế ước, tìm người
04/05/2025
Chương 26.2:
04/05/2025
Chương 27.1: Đòi nợ
06/05/2025
Chương 27.2:
06/05/2025
Chương 28: Quái vật trùng hút máu
07/05/2025
Chương 29: Tên què chân
08/05/2025
Chương 30: Mẫu Trùng tám chân
08/05/2025
Chương 31.1: Con rối cùng thạch phiến
09/05/2025
Chương 31.2: Con rối cùng thạch phiến
09/05/2025
Chương 32: Chương Hội
09/05/2025
Chương 33: Màu sắc rực rỡ của trân châu
09/05/2025
Chương 34: Hành trình đến Hải Thảo thôn
09/05/2025
Chương 35: Ghé thăm và chỉ đường
11/05/2025
Hải Đản vừa chạy lon ton theo sau ông nội, nhưng chỉ chốc lát sau đã lén quay lại.
Vương Diệp chớp chớp mắt nhìn cậu nhóc.
Hải Đản ngồi xổm xuống trước mặt cậu, gãi gãi má, khuôn mặt nhỏ xíu đầy vẻ áy náy:
“Ngươi đừng giận ha. Trước kia ông nội ta cũng từng cứu một người bị sóng đánh trôi dạt vào bờ. Người kia cũng nói sẽ báo đáp, nhưng cuối cùng không những chẳng cảm ơn, mà còn trộm luôn chiếc thuyền duy nhất của ông ta.”
Vương Diệp thầm mắng: Không biết là lão tiền bối vô lương tâm nào, rõ ràng người ta trồng cây cho đời sau hưởng, mà ông lại đào luôn gốc rồi bỏ đi, hại cả hậu bối. Đừng để ta biết là ai!
“Ông nội ta vì không có thuyền, nên năm đó không cưới được Thủy Hoa nãi nãi – người đẹp nhất thôn. Mãi đến già mới cưới được nãi nãi ta. Trong thôn ai cũng biết chuyện đó. Nãi nãi ta thì giận lắm, thường xuyên cãi nhau với ông nội. Dạo trước, Hải Thạch gia gia làm tặng Thủy Hoa nãi nãi một chuỗi vòng cổ vỏ sò. Bà ấy liền mang đi khoe, làm nãi nãi ta tức quá mà khóc cả buổi, nói ông nội cả đời chưa từng tặng bà ấy món gì ra hồn.”
Hải Đản thở dài một tiếng thật dài, nghiêm trang như thể ông cụ non đang kể chuyện nhân sinh, rồi tiện mồm “bán sạch” gốc gác nhà mình.
Hài tử à, đúng là cháu ruột ông nội ngươi đấy!
Vương Diệp đảo mắt một cái, tiện tay ném con cua đang cầm xuống, lục trong thùng gỗ ra một chiếc nhẫn có đính đá đỏ, nhét vào tay Hải Đản:
“Nếu ngươi chịu giúp ta, ta nhất định sẽ báo đáp. Ngươi mang chiếc nhẫn này tặng cho nãi nãi, bà nhất định sẽ rất vui. Coi như đây là tiền nước và tiền công ngươi giúp ta khi nãy.”
Hải Đản cầm lấy chiếc nhẫn đính đá đỏ, ngắm nghía mãi. Cậu nhóc hoàn toàn không hiểu giá trị món đồ này, chỉ thấy lạ và đẹp. Trong thôn Hải Câu chẳng ai đeo nhẫn, cùng lắm là mấy chuỗi vòng cổ vỏ sò hay vòng hoa, mà mấy thứ đó cũng chỉ đeo chơi chứ ai lại mang lúc làm việc?
Nghe nói món này có thể khiến bà nội vui, Hải Đản tưởng là đồ chơi giống vòng cổ, không đáng giá là bao, bèn cẩn thận cất vào người.
Một luồng nhân quả chi lực liền bị Vương Diệp âm thầm hấp thu.
Thấy cậu nhóc không mấy để tâm, Vương Diệp sợ nó làm mất hoặc đem đi đổi linh tinh, liền nhắc khéo:
“Chiếc nhẫn đó ít nhất cũng đáng giá ba đồng bạc, năm đồng bạc cũng bán được đấy.”
Đừng nhìn ba đồng bạc mà khinh — Vương Diệp thì chẳng buồn ngó tới, nhưng với Hải Đản, thậm chí đến cả tiền đồng còn hiếm khi được chạm vào, ba đồng bạc chính là một khoản lớn rồi.
“Ngươi thật sự muốn tặng món đồ quý giá này cho ta à?” – Cậu bé Hải Đản siết chặt chiếc nhẫn trong tay, vẻ mặt căng thẳng, giọng run run hỏi.
Vương Diệp gật đầu, giọng vang lên kiên quyết, như chuông ngân giữa trời xanh:
“Ta – Vương Diệp – ân nghĩa có qua, ắt có lại.”
Hải Đản mím môi, để lộ một hàng răng trắng nhỏ xíu nổi bật trên làn da rám nắng:
“Ta có thể giúp ngươi dựng lều!”
“Chưa vội,” Vương Diệp xua tay, “Trước tiên ngươi giúp ta tìm chỗ nào tránh được gió biển cái đã. Ở đây mà dựng lều, gió thổi bay sạch.”
“Ờ ha! Ngươi chờ ta một chút, để ta nghĩ xem…”
Hải Đản chợt nhớ ra một chỗ rất ổn, nhưng liếc nhìn Vương Diệp rồi quay sang thiếu niên vẫn đang hôn mê, trong lòng biết ngay — hai đứa nhỏ, mà một đứa còn đang bị thương, thì di chuyển người lớn như thế kia căn bản là chuyện không thể.
“Ta về tìm bà nội trước đã,” Hải Đản nói rồi đưa luôn cái hồ lô đựng nước cho Vương Diệp mượn tạm.
“Khoan đã, ngươi có thể mang giúp ta ít kim chỉ không?”
“Để ta hỏi bà nội thử!” – Dứt lời, Hải Đản đã xoay người chạy biến, đôi chân trần nhỏ xíu vút qua như cơn gió, nhanh đến mức nhìn mà thấy hoa mắt.
Vương Diệp cầm lấy hồ lô đi về phía suối. Dù bị thương, hắn vừa hấp thu được một ít lực lượng nhân quả, nên đi một đoạn ngắn vẫn có thể gắng gượng được. Thương tích của hắn nặng đến mức người thường đã nằm liệt không nhúc nhích, chỉ cần động đậy thôi cũng đau đến muốn chết. Nhưng Vương Diệp – người đã quen sống cùng đau đớn – lại chẳng hề để tâm.
Tới bên suối, hắn tự mình uống no trước, rồi lại múc đầy nước ngọt trong hồ lô mang về cho thanh niên đang bất tỉnh.
Thanh niên uống được ngụm nước, mí mắt khẽ giật, rồi chậm rãi mở ra. Nhìn thấy đứa bé trước mặt, hắn lẩm bẩm nói:
“Kéo ngươi theo chuyến này… xem ra không thiệt.”
Vương Diệp đưa tay xoa mặt thiếu niên, ánh mắt tràn đầy dịu dàng:
“Ai bảo ta là ba ba của ngươi chứ?”
Thanh niên khẽ cong khóe môi. Dù gương mặt đầy những ký tự cổ quái, nhưng lúc cười lại không hề khó nhìn:
“Ta tên là Lôi Mộc. Còn ngươi?”
Vương Diệp hơi ngẩn người. Đây là lần đầu tiên hắn biết tên thật của thiếu niên. Kiếp trước, hắn toàn gọi hắn ta là “Đầu Gỗ”, bởi vì sư phụ hắn cũng gọi như vậy.
“Vương Diệp.” – Hắn cầm tay Lôi Mộc, dùng nét chữ phổ thông của vùng này cẩn thận viết tên mình ra cho đối phương nhìn.
Đây chính là thứ mà hắn đã học được nhờ kỹ năng giám định. Người chơi trong trò chơi tuy có thể nghe hiểu ngôn ngữ bản địa, nhưng người thật sự hứng thú với văn tự nơi đây lại vô cùng ít. Biết đọc viết? Lại càng hiếm như lá mùa thu.
“Ngươi biết ta à?” – Lôi Mộc nghi hoặc hỏi.
Vương Diệp nhếch môi cười, đùa cợt:
“Ngươi là đại nhi tử ngoan của ta, ba ba chẳng lẽ lại không nhận ra con mình sao?”
Lôi Mộc bị cướp lời lẽ như vậy cũng không nổi giận, ngược lại phá lên cười ha hả. Nhưng vừa cười, vết thương trước ngực hắn liền rạn nứt, lại trào ra từng sợi máu tươi.
Vương Diệp hoảng hốt đưa tay bịt miệng hắn, ra hiệu đừng cười nữa.
Lôi Mộc cúi xuống nhìn vết thương trên người mình, lúc này mới chịu thôi cười. Hắn vốn không đề phòng đứa trẻ này, bởi lẽ đến mức này rồi… còn có thể có gì để mưu tính?
Vương Diệp vỗ vỗ cánh tay hắn:
“Đừng nghĩ ngợi nhiều. Ngươi từng cứu ta một mạng, mà ta cũng cần một người lớn để dựa vào. Hợp tác đôi bên cùng có lợi thôi.”
“Được, vậy ta với ngươi cùng có lợi.” – Lôi Mộc hiếm khi gặp được một đứa nhỏ vừa lanh lợi vừa từng trải như thế, liền cảm thấy càng thêm thú vị.
“Ngươi đứng lên nổi không?” – Vương Diệp hỏi.
Nhờ sức đỡ của Vương Diệp, Lôi Mộc chậm rãi ngồi dậy, rồi lại từ từ đứng lên.
“Có đi được không?” – Vương Diệp nghiêng người, dùng vai phải làm điểm tựa.
Lôi Mộc gật đầu, nhấc lên chiếc thùng gỗ vỡ mà Vương Diệp đưa cho:
“Làm phiền ngươi rồi, tiểu ba.”
Vương Diệp chỉnh lại ngay:
“Không phải tiểu ba, là ‘ba ba’.”
Lôi Mộc lại nở nụ cười. Hắn dường như rất thích cười.
Chỉ cần nghĩ tới kiếp trước, người này lạnh lùng như khúc gỗ, đừng nói là cười, ngay cả chút biểu cảm trên mặt cũng không có, Vương Diệp lại thấy khó chịu trong lòng.
Nếu khi đó mình để tâm đến hắn hơn một chút, liệu có thể giúp hắn thoát khỏi tình trạng đó không?
Thôi! Nghĩ nhiều cũng vô ích. Kiếp này mình đến sớm hơn, vậy thì tuyệt đối sẽ không để Lôi Mộc đi vào vết xe đổ ấy nữa.
Vương Diệp vẫn còn chút ấn tượng về đảo Hải Câu, nhưng cũng chỉ lờ mờ. Nơi hắn nhớ rõ hơn là đảo Tù Phạm bên cạnh và xa hơn một chút là đảo Hải Thảo.
May mà trước khi rời đi, Hải Đản đã chỉ cho hắn phương hướng tới nơi ẩn náu kia.
Men theo con suối nước ngọt đi ngược lên, có hai ngả rẽ. Một lối là con đường mòn rộng rãi được dân làng dẫm thành lối đi về thôn Hải Câu. Còn lối kia hẹp hơn, hoang vu hơn, dẫn thẳng tới vách đá dựng đứng.
Bên kia vách núi tuy hiểm trở, nhưng lại có vài hang đá tự nhiên lớn hình thành giữa những tảng đá ngầm. Trong thôn, nhiều trẻ con và thanh niên vẫn thường đến đó chơi đùa, hẹn hò.
Một lớn một nhỏ đều mang thương tích nên di chuyển rất chậm. Mới đi được nửa đường thì gặp lại Hải Đản và bà nội của cậu bé.
Bà nội Hải Đản là một người rất nhiệt tình và khôn ngoan. Bà không nhắc gì đến chiếc nhẫn, mà chỉ lặng lẽ dẫn Hải Đản đến giúp đưa hai người bọn họ tới hang đá trên vách núi.
Dọc đường, bà còn giúp Vương Diệp hái vài cành cây thẳng để làm khung lều, và một ít dây leo nhỏ để buộc.
Từ đỉnh vách đá nhìn sang, có thể thấy rõ đảo Tù Phạm phía đối diện, cách chừng chưa đến trăm mét.
Thế nhưng, giữa hai đảo là một khe biển sâu hun hút. Dù khoảng cách chỉ hơn 50 mét, nhưng dòng nước ngầm bên dưới cực kỳ mạnh, lại thêm vài loài sinh vật biển hung hiểm. Không có năng lực đặc biệt hoặc công cụ chuyên dụng, người bình thường đừng mong vượt qua được.
Chính vì rãnh biển đó mà dù hai đảo gần sát nhau, đảo Hải Câu vẫn bình yên suốt bao năm qua, không bị đảo Tù Phạm ảnh hưởng.
Ngoài ra, bên ngoài đảo Tù Phạm còn có đội lính canh gác nghiêm ngặt và chó dữ. Từ nơi này nhìn sang, có thể thấy cả tháp canh cao dùng để theo dõi tù nhân.
“Không cần đi sang đảo kia, trên đó chẳng có ai tốt đẹp đâu.” – Bà nội Hải Đản chỉ nói một câu nhắc nhở rồi im lặng, không nói gì thêm.
Người dân thôn Hải Câu là dân bản địa thật sự. Về việc tổ tiên họ đến từ đâu, thì chính họ cũng chẳng còn nhớ nữa.
Có một ngày, khi dân làng phát hiện có tàu lớn cập bến ở đảo bên kia, mang theo rất nhiều người và vật tư, họ từng nghĩ rằng sẽ có người đến khai phá hòn đảo ấy. Tuy lòng có chút bất an, nhưng ai nấy đều không khỏi vui mừng, nghĩ rằng cuối cùng họ cũng có hàng xóm để giao lưu, không còn phải mạo hiểm vượt biển xa để tiếp cận các đảo lớn nữa.
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, họ liền phát hiện những người được chuyển đến đảo đó… lại toàn là tội phạm.
Dân thôn Hải Câu cũng từng phản đối, nhưng một ngôi làng nhỏ bé thì sao có thể so với sức mạnh của cả một quốc gia?
Cuối cùng, họ chỉ đành bất lực chấp nhận thực tế. Cũng may giữa hai đảo có một rãnh biển hiểm trở ngăn cách, nhờ vậy mà dân làng không qua lại với bên kia, cũng chẳng thấy quá mất mát khi hòn đảo ấy bị người ta chiếm dụng.
Nhiều năm trôi qua, người dân thôn Hải Câu dần quen với việc có một “người hàng xóm” như thế tồn tại đối diện.
“Ta tìm được hang đá rồi!” – Hải Đản reo lên, rồi cùng bà nội dìu Lôi Mộc đi trước dẫn đường.
Vương Diệp theo sau, đứng trước cửa hang quan sát một vòng, chắc chắn không có gì bất thường mới bước vào.
“Cái hang này là ta phát hiện đó nha! Bên ngoài cửa hang nhỏ hẹp, nhưng bên trong thì rất rộng. Phía trước còn tương đối khô ráo nữa. Được chứ?” – Hải Đản hớn hở khoe như một nhà thám hiểm vừa khai phá ra lãnh địa mới.
Vương Diệp quả thực rất hài lòng với chỗ này. So với dựng lều bên bờ biển, nơi đây an toàn hơn nhiều.
Hang đá rất cao, chỗ cao nhất có thể lên đến hơn 4 mét, bên trong có hình dạng giống như một mái vòm lộn xộn kiểu tự nhiên, đỉnh tròn như quả trứng. Diện tích khoảng hơn 40 mét vuông – một không gian lý tưởng nếu biết sắp xếp hợp lý. Đây có thể xem như một căn phòng đá tự nhiên, đơn sơ nhưng hữu dụng.
Điểm tuyệt nhất là trong hang còn có một mạch nước nhỏ rỉ ra từ kẽ đá, dù lượng nước không nhiều nhưng đủ để hai người dùng hằng ngày.
Điểm yếu là hang khá lạnh và tối, ẩm thấp, chỗ mà Hải Đản gọi là “khô ráo” cũng chỉ là so sánh tương đối mà thôi.
Nhưng nếu chỉ dùng để dừng chân tạm thời thì nơi này đã quá ổn rồi.
Lời tác giả:
Vương Diệp: Nuôi con là chuyện nghiêm túc. Trước hết, phải có nhà cái đã.
You cannot copy content of this page
Bình luận