Tôi ngẩng đầu lên, chần chừ mở miệng: “Nếu… nếu thứ đó thực sự không ở chỗ anh ta thì sao?”
Im lặng.
Mãi lâu sau, Thẩm Diên mới lên tiếng: “Nếu thật sự không tìm được, con cứ theo kế hoạch ra nước ngoài lập tuyến liên lạc ở đó, cha sẽ chuyển tài sản sang tên con.”
Đây là phương án bất đắc dĩ.
Tôi lớn lên trong cô nhi viện.
Dù trên danh nghĩa là tiểu thư nhà họ Thẩm, nhưng về mặt pháp lý lại chẳng có chút liên hệ nào với Thẩm Diên.
Nếu có chuyện xảy ra, đây sẽ là cách tốt nhất để bảo toàn nhà họ Thẩm.
Thẩm Diên đặt tay lên lòng bàn tay tôi, giọng nói trầm thấp khẽ vang: “Thẩm Trúc Huyên, hãy nhớ lời thề mà con đã lập, làm một đứa con ngoan.”
Tôi cúi đầu, quỳ rạp xuống: “Vâng, thưa cha.”
“Con trung thành với cha.”
Ánh mắt tôi phản chiếu trên nền gạch sáng bóng.
Một vũng nước chết lặng.
11.
Rượu trong ly nhẹ nhàng đong đưa.
Dòng suy nghĩ quấn lấy nhau, tôi vô thức uống thêm vài chén.
Cơn say bắt đầu ngấm.
Tôi khó khăn gọi điện cho Tạ Ứng Hoài, tựa vào tường chờ người.
Không biết từ đâu xuất hiện một cô gái, đứng ngay trước mặt tôi, miệng mở ra đóng lại liên tục.
Cô ta phồng má, nhíu mày đầy tức giận, trông hệt như một con cá vàng.
Một lúc lâu sau, tôi mới chợt nhận ra cá vàng đang nói chuyện với mình.
Cô ta nói: “Cô có thể đừng làm phiền anh Ứng Hoài nữa được không?”
Tôi cố giữ tỉnh táo, khiêm tốn hỏi lại: “Cô là ai?”
Cá vàng lại thao thao bất tuyệt một tràng dài, nhưng tôi chỉ nghe rõ một câu. “Cô dựa vào đâu mà sỉ nhục anh ấy? Anh ấy không thèm số tiền dơ bẩn của cô đâu!”
Vô lý hết sức.
“Bẩn sao? Ừ nhỉ, tôi cũng thấy chỗ đó khá bẩn, vậy mà anh ấy cứ khăng khăng muốn—”
Một bàn tay che miệng tôi lại.
Tôi ngước mắt lên, bắt gặp gương mặt của Tạ Ứng Hoài.
Đẹp đến mức khiến người ta không thể rời mắt.
“Ồ, anh đến rồi.”
“Đi thôi.”
Tôi líu ríu nói mấy câu dưới bàn tay của Tạ Ứng Hoài.
Anh hơi nghiêng đầu, cười khẽ.
Đẹp thật.
“Khoan đã!”
Cá vàng vội vã chắn trước mặt chúng tôi.
“Anh Ứng Hoài, là em mà, anh không nhận ra sao?”
Lúc này, Tạ Ứng Hoài mới liếc cô ta một cái, ngừng lại một chút, rồi nhả ra hai chữ: “Cô là ai?”
Tôi không nhịn được bật cười.
Sắc mặt cá vàng lúc xanh lúc trắng.
“Anh Ứng Hoài, em là Chúc Điềm mà, chúng ta là thanh mai trúc mã, cùng nhau lớn lên! Hồi nhỏ chơi trốn tìm, người đầu tiên anh tìm thấy chính là em…”
Tạ Ứng Hoài mất kiên nhẫn, nhíu mày, cắt ngang lời cô ta: “Tránh ra được không?”
“Cô đang cản đường đấy.”
12.
Tâm trạng nặng nề vì Tạ Ứng Hoài mà vơi đi đôi chút.
Cửa sổ xe mở một nửa, cơn gió đêm hè cuốn lấy mái tóc dài của tôi.
Đầu óc mơ hồ vì men say cũng dần tỉnh táo hơn.
Một câu hỏi chẳng đầu chẳng đuôi theo hơi rượu thoát ra khỏi môi: “Tạ Ứng Hoài, anh có bao giờ nhớ nhà không?”
Tạ Ứng Hoài sững lại, như thể không biết nên trả lời thế nào.
Tôi cười cười, tiếp tục nói: “Tôi hình như lúc nào cũng nhớ nhà. Dù là khi còn ở cô nhi viện, hay khi đã về nhà họ Thẩm.”
“Tôi rõ ràng đang ở nhà, nhưng vẫn cứ nhớ nhà, vẫn cứ nhớ mẹ.”
“Mẹ trên danh nghĩa của tôi chỉ toàn khinh ghét tôi. Còn mẹ ruột thực sự… tôi thậm chí chưa từng gặp bà ấy bao giờ.”
Tôi không hề muốn khóc.
Vậy mà nước mắt lại vô thức tràn ra khỏi khóe mi.
Nỗi uất ức tích tụ bấy lâu phút chốc bùng nổ.
Tôi nắm lấy cổ tay áo của Tạ Ứng Hoài, vô vọng hỏi: “Tạ Ứng Hoài, tôi… rốt cuộc còn có thể nhớ ai đây?”
Chiếc xe chậm rãi dừng lại.
Một đôi tay siết chặt tôi vào lòng.
Giọng nói của Tạ Ứng Hoài vang lên bên tai.
Anh không giỏi nói những lời này, nhưng từng câu từng chữ, chậm rãi mà kiên định: “Thẩm Trúc Huyên, anh không nhớ nhà, anh chỉ nhớ em.”
“Mỗi phút, mỗi giây xa em, anh đều nhớ em.”
“Vậy nên, hãy nhớ anh đi.”
“Anh nhất định cũng sẽ nhớ em vào cùng một khoảnh khắc đó.”
You cannot copy content of this page
Bình luận