Cô bé thật sự nhìn chằm chằm vào cái bảng, tìm khoảng 30 giây rồi nói: “Ừmmm… băng biến thành nước chắc là hóa lỏng ạ.”
Tôi sững người: “…… Tại sao lại gọi là hóa lỏng?”
Cô bé tự tin trả lời: “Vì nó biến thành chất lỏng, nên gọi là hóa lỏng ạ.”
Tôi kiên nhẫn chỉ vào bảng: “Nhưng em nhìn kỹ xem, mũi tên từ thể rắn sang thể lỏng ghi là gì?”
Cô bé tìm lại một lúc rồi nói: “À, là nóng chảy ạ.”
Tôi thở phào: “Đúng rồi, vậy quá trình từ thể rắn sang thể lỏng phải gọi là gì nào?”
Cô bé đáp ngay không chút ngập ngừng: “Hóa lỏng.”
Tôi: “……”
Tôi: “Thôi được rồi, em cứ học thuộc lòng là được.”
Cô bé: “Vâng ạ.”
Tôi: “Nào, đọc theo thầy: Thể rắn chuyển thành thể lỏng gọi là nóng chảy.”
Lúc này tôi đã không còn kỳ vọng em ấy nhớ phần hấp thụ hay tỏa nhiệt nữa.
Cô bé: “Thể rắn chuyển thành thể lỏng gọi là nóng chảy.”
Tôi nói tiếp: “Thể lỏng chuyển thành thể rắn gọi là đông đặc.”
Cô bé lặp lại: “Thể lỏng chuyển thành thể rắn gọi là đông đặc.”
Cứ như vậy, tôi kiên nhẫn dạy từng câu một, không khác gì một lớp học chữ của cụ đồ nho ngày xưa, nơi mà học trò chỉ biết lẩm nhẩm học thuộc.
Khoảng 20 phút sau, cô bé cuối cùng cũng học thuộc hết mấy câu định nghĩa đơn giản này.
Dưới sự hướng dẫn của tôi, em ấy thậm chí có thể viết lại sơ đồ vật lý cơ bản kia.
Tất nhiên, phần hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt vẫn là khoảng trắng mờ mịt.
Trái tim bé nhỏ của tôi cuối cùng được an ủi đôi chút.
Sau đó nghỉ một lát, mẹ tôi lại dạy cho cô bé một tiết ngữ văn.
Tôi đi chỗ khác để trấn tĩnh lại tinh thần, nhưng vẫn có thể nghe thấy họ nói gì.
Có lẽ mẹ tôi cũng cảm thấy cô bé đã đến giới hạn nên nhẹ nhàng bảo: “Thôi hôm nay học đến đây thôi nhé. Về nhà nhớ ôn lại những gì học hôm nay, cả phần Vật lý nữa.”
Cô bé ngơ ngác: “Ơ? Vật lý ạ?”
Mẹ tôi: “Đúng rồi, chính là cái sơ đồ lúc nãy dạy em đấy, phải học thuộc đó.”
Cô bé lại hỏi: “Sơ đồ nào ạ?”
Mẹ tôi nhắc: “Cái sơ đồ về nóng chảy với đông đặc ấy!”
Cô bé nghiêm túc hỏi lại: “Nóng chảy là gì ạ?”
Tôi ở góc phòng: ??????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????
Thật đấy, câu chuyện này là thật, đến giờ tôi vẫn nhớ như in.
*Lời của tác giả câu chuyện 4:
Tôi đảm bảo câu chuyện này là hoàn toàn có thật, không phải tôi tự bịa ra để làm trò cười đâu. Nó quá sức “chấn động” với tôi, nên dù bao nhiêu năm trôi qua, tôi vẫn nhớ rõ mồn một như vậy.
Có thể để bài viết suôn sẻ và dễ đọc hơn, tôi đã chỉnh sửa lại lời văn một chút.
Nhưng những câu như “hơi nước là gì,” “mây từ đâu tới,” “băng và nước cái nào lạnh hơn,” hay việc cô bé không biết đọc sơ đồ… đều là do chính em ấy nói ra.
Tôi không hề thêm thắt, tưởng tượng hay phóng đại gì cả, thực sự là có những học sinh như thế.
Có lẽ kiến thức nhiệt học quá trừu tượng, cô bé hoàn toàn không thể hiểu nổi. Nhưng sau này, khi tôi dạy về phần cơ học thì mọi thứ lại khả quan hơn nhiều.
Chỉ cần tìm một cái gì đó để em ấy kéo thử, đẩy thử, cảm nhận một chút là có thể hiểu được đại khái vấn đề.
You cannot copy content of this page
Bình luận