Tại Sao Học Sinh Giỏi Không Thích Giảng Bài Cho Học Sinh Kém?

Chương 3 (P1):

Chương trước

Chương sau

 

Tôi không phải là học bá.

Mười năm trước, tôi từng giúp học trò của mẹ học bổ túc môn Vật lý cấp 2, chương nhiệt học.

Hồi trung học, tôi rất thích giảng giải Vật lý cho người khác, cảm thấy thật thú vị.

Kiến thức nhiệt học của cấp 2 ấy mà, vẫn còn nhớ được chút ít nhỉ?

 

Ban đầu, tôi muốn giảng kỹ một chút, ví dụ như giải thích sự thay đổi giữa các phân tử khi chất lỏng chuyển thành chất khí, vì tôi nghĩ như vậy sẽ giúp hiểu rõ hơn về quá trình này.

Quả nhiên, cô bé không thể hiểu nổi, nhìn tôi bằng ánh mắt hoang mang.

 

Tôi chợt nghĩ, cũng phải thôi, kiến thức này chắc ít nhất phải đến trình độ cấp 3. 

 

Thôi bỏ đi, tôi nói: “Em chỉ cần nhớ cái sơ đồ này là đủ. Quá trình từ trạng thái nào sang trạng thái nào thì gọi là gì, và đó là quá trình hấp thụ nhiệt hay tỏa nhiệt. Như vậy là đủ để thi rồi.”

 

 

Cô bé nói: “Thầy ơi, lúc học trên lớp em có học thuộc rồi mà cứ không nhớ nổi.”

Tôi bảo: “Thế em thử liên hệ với thực tế mà học thì sẽ dễ hiểu hơn.”

Cô bé hỏi: “Thế nào là liên hệ với thực tế ạ?”

Tôi: “Em cứ nghĩ đến sự thay đổi của nước là được. Em thấy đấy, nước là thể lỏng, đá là thể rắn, còn hơi nước là thể khí. Thế là bao quát hết quá trình biến đổi trạng thái rồi đấy.”

Cô bé: “Hơi nước là gì ạ?” 

 

Tôi: “Em thấy trời mưa đúng không? Đó là do nước dưới mặt đất bay hơi thành hơi nước, bay lên trời rồi ngưng tụ lại thành giọt mưa, thế là có mưa.”

 

Cô bé: “Mưa không phải là từ mây tạo ra sao?”

 

Tôi: “Thế mây từ đâu mà có?”

 

Cô bé: “Mây là từ nơi khác bay đến mà.”

 

Tôi lại hỏi: “Vậy mây ở nơi khác thì từ đâu ra?”

 

Cô bé nói chắc nịch: “Thì cũng từ chỗ khác bay đến chứ đâu.”

 

Tôi: “…Thôi, chúng ta không nói chuyện về mây nữa. Em đã từng đun nước rồi, đúng không?”

Cô bé trả lời: “Dạ, có ạ.”

 

Tôi: “Em thấy không, khi đun nước lâu, nước sẽ vơi đi, đúng không?”

Cô bé: “Hình như là vậy.”

 

Tôi hỏi: “Thế tại sao nước lại vơi đi?”

Cô bé đáp: “Vì nó bị đun khô rồi ạ.”

 

Tôi: “Thế phần nước bị đun khô đó đi đâu mất? Hoặc nói cách khác, nó đã biến thành cái gì?”

Cô bé ngập ngừng: “Thì… nó… biến mất rồi ạ?”

 

Tôi: “Thế này nhé, em cứ nhớ thế này, nước vơi đi là vì nó biến thành hơi nước, nên em không nhìn thấy được.”

Cô bé: “À, vâng.”

 

Tôi: “Vậy em nghĩ xem, nước biến thành hơi nước thì là hấp thụ nhiệt hay tỏa nhiệt?”

Cô bé: “Ờmmmm… tỏa nhiệt ạ.”

 

Tôi ngạc nhiên: “Tại sao lại nghĩ vậy?”

Cô bé tự tin: “Vì nước nóng sờ vào rất bỏng tay mà!”

 

Tôi thở dài: “Em vốn dĩ chưa hiểu về hơi nước, thôi mình nói cách khác nhé. Em thấy nước đá tan thành nước rồi đúng không? Có chơi với đá bao giờ chưa?”

Cô bé đáp: “Dạ, em thấy rồi, chơi rồi.”

 

Tôi kiên nhẫn: “Quá trình nước đá tan thành nước chính là cần hấp thụ nhiệt đấy.”

Cô bé cau mày: “Tại sao lại thế ạ? Nước đá tan thành nước chẳng phải là do trời nóng lên sao? Trời nóng tức là tỏa nhiệt còn gì!”

 

Tôi giải thích: “Không phải đâu, em bị nhầm nguyên nhân và kết quả rồi. Là vì trời nóng, có đủ nhiệt lượng để nước đá hấp thụ nên nó mới tan ra thành nước đấy.”

 Cô bé: “….”

 

Tôi hỏi tiếp: “Thế em thử nghĩ xem, khi sờ vào nước và sờ vào đá, cái nào lạnh hơn?”

Cô bé: “Cả hai đều lạnh.”

 

Tôi nhấn mạnh: “Nhưng cái nào lạnh hơn một chút, em thấy thế nào?”

Cô bé: “Ừmmm… không biết, vì em thấy cái nào cũng lạnh mà.”

 

Tôi nói: “Em cứ nhớ thế này nhé, học thuộc cái bảng này là được. Nước là thể lỏng, băng là thể rắn, hơi nước là thể khí. Cái này em hiểu đúng không?”

Cô bé đáp: “Dạ, cái này thì hiểu ạ.”

Tôi mừng rỡ, cuối cùng cũng có cái em ấy hiểu: “Tốt quá, tốt quá! Em nhìn vào bảng này, xem thử băng biến thành nước thì gọi là gì?”

 

Hết Chương 3 (P1):.

Chương trước

Chương sau

DONATE donate

Bình luận

Trả lời

You cannot copy content of this page