Lúc đang khuân đồ ở khu dân cư cao cấp, có một người phụ nữ dắt chó đi dạo đã mắng tôi là hạng người thấp kém.
Cô ta không ngừng gây sự với tôi, thậm chí còn gọi chồng tới đ/á/nh tôi.
Chồng cô ta còn đập vỡ đồ của khách hàng.
Đó là vật liệu trang trí nội thất của khách, là loại gạch sứ hóa thạch tự nhiên được đặt làm riêng, mỗi viên có giá hơn 30 ngàn tệ.
Chồng cô ta đã đập vỡ hơn 20 viên, trị giá hơn 600 ngàn tệ.
1.
Tôi là một người khuân vác.
Theo yêu cầu của ông chủ, tôi phải chuyển một lô gạch sứ đắt tiền đến một khu dân cư cao cấp để khách hàng dùng trang trí nhà mới.
Lô gạch này rất có giá trị, tổng cộng 108 viên, mỗi viên hơn 30 ngàn tệ, tổng giá trị vượt quá 3 triệu tệ.
Trên suốt quãng đường, tôi hết sức cẩn thận, chỉ sợ gạch bị hỏng hóc gì.
Nếu làm vỡ một viên, nửa năm tiền lương coi như đi tong.
May mà chuyến hàng thuận lợi và an toàn đến nơi.
Lúc tôi đang chuyển gạch vào thang máy thì bất ngờ xuất hiện một người phụ nữ dắt chó đi dạo.
Cô ta khinh khỉnh liếc tôi một cái: “Bảo vệ khu này ăn hại hết rồi à? Ai cũng được cho vào, vừa bẩn thỉu vừa thô thiển, thật kinh tởm!”
Tôi nhìn lại bộ quần áo dính đầy bụi của mình, đúng như cô ta nói, thực sự là rất bẩn.
Nhưng tôi là công nhân mà, làm việc thì sao tránh được chuyện lấm lem?
Tôi không thèm chấp, cứ tiếp tục cúi đầu làm việc.
Nhưng con gái tôi, An An, đang chơi gần đó lại ngây thơ hỏi: “Dì ơi, sao dì lại mắng bố cháu là bẩn?”
Hôm nay là cuối tuần, An An không đến trường, ở nhà cũng không có ai trông, nên con bé theo tôi đi chuyển gạch.
Người phụ nữ kia lập tức nổi giận, hét lớn với An An: “Ai là dì của mày? Con nhà nghèo rách mồng tơi mà cũng xứng gọi tao là ‘dì’? Cút xa ra!”
An An mới chỉ 7 tuổi, bị cô ta quát đến giật mình, đôi mắt ngấn nước sắp khóc.
Tôi vội vàng chạy đến ôm lấy An An, quay đầu nói với người phụ nữ: “Con gái tôi còn nhỏ, nếu có lỡ lời mạo phạm cô, tôi thay con xin lỗi. Nhưng xin cô đừng quát con bé như vậy.”
Người phụ nữ đó cười khinh, giọng mỉa mai: “Tôi muốn quát thì sao? Đồ nghèo rớt, đứng trước mặt tôi còn thua cả con chó.”
“Anh rẻ mạt, con gái anh cũng rẻ mạt y chang, loại người như các anh đáng bị chửi mắng!”
Lúc đó, cửa thang máy bên cạnh mở ra, cô ta vừa chửi bới vừa bước vào thang máy.
Trước khi cửa thang đóng lại, cô ta bất ngờ quay đầu nhổ một bãi nước bọt.
Tôi tránh không kịp, bãi nước bọt ấy rơi thẳng lên đầu.
Tôi vô cùng tức giận.
Nhưng cũng biết, ở khu nhà này, người người đều giàu có quyền thế, tôi với thân phận này mà đối đầu với họ thì chỉ chuốc thiệt vào thân.
Cơn giận ấy đành bất lực mà nuốt vào trong.
“Bố ơi, mình thật sự rẻ mạt lắm sao?” An An ngẩng đầu, bất chợt hỏi tôi.
Tôi chua xót trong lòng, nhưng vẫn lắc đầu, nói với con bé: “Bé cưng à, tất nhiên là không rồi.”
“Tiền bạc không thể đo được giá trị con người. Mình không trộm không cướp, sống bằng chính đôi tay của mình, sao có thể là hạng người rẻ mạt được?”
“Ngược lại, có một số kẻ giàu có lại lấy quyền thế để bắt nạt người nghèo, những người như vậy mới đáng khinh hơn cả!”
2.
Tôi cứ nghĩ rằng mình đã nhún nhường thì mọi chuyện sẽ kết thúc tại đó.
Nào ngờ khi khuân gạch lên tầng, đang chuyển từng viên vào nhà khách, người phụ nữ ấy lại xuất hiện.
Vừa thấy tôi, cô ta liền vu khống An An ăn trộm sữa nhà cô ta.
Tôi thấy chuyện thật vô lý, An An vẫn luôn ở bên cạnh tôi, sao có thể đi lấy sữa nhà người ta được?
Người phụ nữ nói rằng mỗi ngày ban quản lý đều giao 4 chai sữa cho nhà cô ta, đặt trong hộp trước cửa, nhưng hôm nay lại chỉ có 3 chai.
Tôi hỏi: “Có khả năng ban quản lý giao thiếu không?”
Cô ta quả quyết: “Không thể nào! Ban quản lý nắm rõ số người trong nhà tôi, chưa từng giao sai. Tại sao cứ đúng hôm anh xuất hiện thì lại thiếu một chai?”
You cannot copy content of this page
Bình luận