4.
“Trong tủ lạnh chẳng có gì để ăn cả.”
Dưới ánh đèn vàng mờ nhạt, động tác lục lọi của cậu ta bỗng khựng lại.
Có lẽ không ngờ bị bắt quả tang giữa đêm, anh đứng yên bất động trong vài giây.
Rồi, sau một khoảng lặng, anh quay lại, nhìn tôi chằm chằm, trên môi là một nụ cười giễu cợt.
“Nếu bọn chuột mà tới cái nơi xập xệ này của cô, chắc chúng cũng phải bỏ chạy giữa đêm mất.”
Dứt lời, anh ta làm bộ định quay về phòng.
Tôi đột nhiên lên tiếng:
“Nếu anh không thích ở đây thì vẫn có cách để rời đi sớm.”
Kỷ Dự Châu khựng lại: “Ý cô là gì?”
“Hệ thống tính điểm,” tôi nói. “Anh sẽ được cộng điểm mỗi khi nấu ăn, dọn dẹp, hay làm đồng áng. Đủ 100 điểm, anh được rời đi. Còn nếu không, thì phải ở lại đây đến hết kỳ nghỉ hè.”
Theo lời chú Kỷ, ông không mong cậu con trai cứng đầu của mình có thể thay đổi quá nhiều sau mùa hè này, nhưng ít nhất phải học được một bài học đáng giá.
Kỷ Dự Châu cụp mắt, khẽ cười lạnh:
“Cô nghĩ tôi sẽ đồng ý sao?”
“Anh đâu có lựa chọn nào khác.”
Tôi đáp một cách bình thản:
“Anh tự biết điều đó. Nếu không, anh đã không chịu đựng đến giờ này, lại còn lén mò ra tìm đồ ăn giữa đêm.”
Kỷ Dự Châu im lặng.
Một lúc sau, anh như cười vì tức tối, khẽ rít lên:
“Ông đúng là tàn nhẫn, lão già khốn kiếp…”
Rõ ràng…
Anh đã đồng ý thỏa hiệp.
5.
Sáng hôm sau, Kỷ Dự Châu bị tôi lôi dậy khỏi giường.
Cuối cùng, anh ta cũng lê được ra ngoài với mái tóc hơi xoăn rối bù và khuôn mặt lạnh đến mức đủ để giết người bằng ánh mắt, tràn đầy oán khí.
Sau đó, dưới ánh mắt sững sờ của bà nội, anh ta mặt không cảm xúc ăn liền hai bát cháo đậu xanh, ba cái bánh bao, nửa đĩa bánh bí ngô và một quả trứng luộc.
Ăn xong, tôi gọi anh ta, vốn đang định về phòng ngủ trưa.
“Đi với tôi, tôi sẽ dẫn anh đi cho lợn ăn.”
Cơn buồn ngủ trong mắt Kỷ Dự Châu lập tức biến mất.
Anh ta mím môi: “…Cô muốn tôi cho lợn ăn?”
Tôi nhìn vào đôi mắt đen láy đang mở to vì khó tin của anh ta.
“Anh không muốn rời khỏi đây sớm à?”
Kỷ Dự Châu nhíu mày, lộ rõ vẻ khó chịu, nhưng cũng không từ chối thẳng thừng.
Một lúc sau, anh ta thở dài cam chịu:
“Được rồi, nhưng cô phải giữ lời.”
Sự thay đổi bất ngờ này khiến bà nội vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ. Bà lập tức mang ra bộ đồ lao động chăn nuôi đã chuẩn bị sẵn:
“Ngoan nào, mặc cái này vào đi con, không là làm bẩn mất mấy bộ đồ đẹp.”
Kỷ Dự Châu nhăn mặt, lộ rõ vẻ ghét bỏ:
“Xấu kinh khủng. Cất đi, tôi không mặc đâu.”
“Đẹp lắm mà. Con ngoan, nghe lời bà nhé.”
Hai người giằng co một hồi.
Cuối cùng, có lẽ vì bị ép quá, gương mặt anh ta đen như đêm 30, miễn cưỡng mặc bộ đồ vào, trông như thể sự kiên nhẫn của anh đã cạn kiệt.
“Được rồi! Tôi mặc là được chứ gì!”
Bà nội cười tít mắt mãn nguyện:
“Thấy chưa, có khí chất ghê chưa? Dự Châu nhà mình đẹp trai thế này, mặc gì chẳng đẹp.”
“Duệ Duệ, cháu thấy có đúng không?”
Tôi liếc một cái rồi gật đầu:
“Ừ, cũng được lắm.”
Dù sao thì khuôn mặt và vóc dáng của anh ta là thật, nên kể cả bộ đồ bảo hộ màu đen đơn giản cũng bị anh ta mặc thành phong cách riêng.
Có lẽ lời khen của bà khiến anh dịu lại, Kỷ Dự Châu cúi đầu nhìn bà, sắc mặt dường như cũng nhẹ nhàng hơn một chút.
Mười phút sau.
“Đây là máng ăn. Anh chỉ cần đổ thức ăn trong xô vào đó. Thức ăn cho lợn thường là bột ngô, cám, khoai lang, bí đỏ, v.v… Hôm nay tôi đã chuẩn bị sẵn. Lần sau tôi sẽ dạy anh cách trộn.”
Đang giữa mùa hè, mà đã hai ngày chưa dọn chuồng, nên mùi hôi trong chuồng lợn đúng là không thể đùa.
Kỷ Dự Châu đứng tại chỗ, mặt nhăn lại như đang nghi ngờ chính cuộc đời mình. Tôi cũng không chắc anh ta có nghe lời tôi nói hay không.
May thay, anh ta sớm nhớ ra lý do mình đến đây, biểu cảm trên mặt dần trở lại bình thường—dù là bình thường kiểu… tối sầm hơn trước.
Tôi nhìn anh ta đổ cám vào máng lợn với bộ dạng cay đắng như thể chỉ cần chậm trễ thêm chút nữa là phát điên.
Chưa kịp để tôi nói hết câu, anh ta đã quay người chuẩn bị bỏ đi.
“Khoan đã.”
Tôi chỉ vào đống phân lợn chưa được dọn:
“Cho lợn ăn thôi chưa đủ đâu. Phải dọn dẹp chiến trường nữa.”
6.
Kỷ Dự Châu tắm mất hơn một tiếng đồng hồ.
Vừa ra khỏi chuồng lợn, anh ta lập tức cắm đầu chạy về nhà, lao thẳng vào phòng tắm như có ai đuổi theo.
Bà nội ngơ ngác hỏi: “Có chuyện gì vậy?”
Tôi điềm nhiên đáp:
“Cháu chỉ bảo anh ta dọn phân lợn thôi. Ảnh bảo đây là lần đầu tiên trong đời phục vụ… mà lại phục vụ cho mấy con lợn.”
Bà nội thở dài, vừa thương cảm vừa buồn cười:
“Cậu ấy là thiếu gia nhà giàu, đến được chỗ thế này đã là không dễ. Nhưng mà với sự nhẫn nại thế kia, sau này làm gì cũng thành công thôi.”
Một lúc sau, Kỷ Dự Châu cuối cùng cũng từ phòng tắm đi ra.
Anh liếc nhìn đồng hồ treo tường, giọng vẫn còn mang đầy bực dọc từ “trải nghiệm sinh tồn” vừa rồi.
“Cơm nước xong chưa?”
Tôi thản nhiên trả lời:
“Tôi không nấu.”
Anh nhíu mày, dường như muốn phản ứng, nhưng tôi đã ngắt lời trước:
“Anh muốn ăn gì thì tự vào bếp mà nấu.”
Lớn lên trong nhung lụa, rõ ràng là anh không thể ngờ tôi sẽ thẳng thắn như vậy.
Kỷ Dự Châu im lặng vài giây, sau đó bật cười, giọng đầy giận dữ:
“Tôi vừa mới hầu hạ đám ngu kia xong, giờ lại còn bắt tôi nấu ăn?”
Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt đen đang rực lửa kia, đáp dứt khoát:
“Tất nhiên, anh có thể chọn không làm. Nhưng với cái tốc độ này, e là anh sẽ phải ở lại đây đến hết hè.”
Kỷ Dự Châu lại im lặng.
Lại một cuộc giằng co nội tâm diễn ra.
Và rồi…
Cậu chủ Kỷ kiêu ngạo lại một lần nữa cúi đầu cao quý của mình xuống, miễn cưỡng chấp nhận thỏa hiệp.
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.
You cannot copy content of this page
Lê nga
Hay quá
4 giờ
Thuhien10
Các nàng cho mình xin 1 tim nhé
10 giờ